fbpx

Hệ thống giáo dục tại Nhật Bản

Hệ thống giáo dục

  • Mẫu giáo: (Từ 1 đến 3 năm)
  • Cấp I – Tiểu học: 6 năm (từ 6 đến 12 tuổi) (*)
  • Cấp II – Trung học cơ sở: 3 năm (từ 13 đến 15 tuổi) (*)

(*) Chương trình học bắt buộc

Do hệ thống chữ viết tượng hình khá phức tạp nên chương trình bậc tiểu học và trung học cơ sở có vai trò rất quan trọng và là chương trình giáo dục bắt buộc đối với mọi người dân tại Nhật. Trong thời gian học trên, lượng kiến thức trên sách vở mà các học sinh phải học không quá nhiều. Thay vào đó sẽ là những bài học về cuộc sống và được thực hành thực tiễn nhiều hơn.

  • Cấp III – Trung học phổ thông: 3 năm (từ 16 đến 19 tuổi)

Chương trình giáo dục trung học phổ thông ở các trường học tại Nhật Bản là chương trình không bắt buộc. Tuy nhiên, cho đến hiện tại, tỷ lệ học cấp III của Nhật đã đạt tỷ lệ gần 100%. Và mục tiêu của chính phủ Nhật đến năm 2020 sẽ phổ cập giáo dục bậc Trung học phổ thông.

Những chương trình đào tạo Trung cấp – Cao đẳng – Đại học tại Nhật không có quá nhiều điểm khác biệt so với Việt Nam. Cụ thể như sau:

  • Cao đẳng: Từ 2 đến 3 năm
  • Cao đẳng kỹ thuật: Từ 5 đến 5.5 năm
  • Đại học ngắn hạn: 2 năm
  • Đại học chính quy: 4 năm
  • Trường dạy nghề: từ 01 năm trở lên
  • Trường trung cấp: từ 01 năm trở lên

Cũng giống như như những đất nước châu Á khác, Nhật Bản cũng có 3 loại trường học chủ yếu: trường quốc lập, trường công lập, trường tư lập. Tuy nhiên, điểm khác trong hệ thống trường học tại Nhật Bản chính là có thêm hệ thống trường Nhật ngữ (trường tiếng). Vậy điểm khác nhau nhau giữa những hệ thống trường này là gì, các bạn hãy cùng theo dõi thông tin dưới đây nhé.

a) Trường quốc lập

Trường quốc lập là trường học là nhà nước thành lập. Do đã được nhà nước hỗ trợ một phần chi phí học nên trường quốc lập là hệ thống trường có học phí rẻ nhất trong tất cả các hệ thống trường. Gần như mỗi tỉnh của Nhật sẽ chỉ có 1 trường quốc lập ở mỗi cấp. Số lượng học sinh trong trường quốc lập thường khá đông và chủ yếu là học sinh Nhật.

Vì số lượng trường quốc lập hạn chế nên để được học trong trường quốc lập là một điều vô cùng khó không chỉ đối với du học sinh quốc tế mà ngay cả đối với học sinh tại Nhật. 

b) Trường công lập

Trường công lập là những trường thuộc quản lý của Nhà nước. Mỗi quận/huyện sẽ được đặt 01 trường công lập. Sau trường quốc lập thì trường công lập là hệ thống trường có chi phí thấp và cơ sở vật chất tốt.

Một số trường Đại học công lập nổi tiếng tại Nhật Bản phải kể đến như:

  • Đại học Tokyo
  • Đại học Kyoto
  • Đại học Osaka

Hệ thống trường công lập tại Nhật cũng là một trong những hệ thống trường rất khó trúng tuyển; ngay cả đối với học sinh tại Nhật.

c) Trường tư lập

Trường tư lập là những trường do các cá nhân – tổ chức – nhà đầu tư tại địa phương lập nên. Khác với trường quốc lập, trường tư lập tại Nhật Bản không tuyển sinh quá nhiều. Mỗi lớp học tại trường tư lập chỉ vào khoảng 10 – 15 học sinh. Vì vậy chi phí học tại trường tư lập chênh lệch khá nhiều so với trường quốc lập và công lập.

Trong hệ thống trường học tại Nhật Bản, trường tư lập là hệ thống trường có số lượng nhiều và phổ biến nhất. Vì thế, số lượng học sinh học trường tư lập ở các cấp cũng chiếm tỷ lệ nhiều nhất.

d) Trường tiếng (trường Nhật ngữ)

Trường tiếng hay còn được gọi là trường Nhật ngữ là hệ thống trường được lập ra với mục đích dạy tiếng Nhật cho người nước ngoài đang sinh sống tại Nhật. Không chỉ cung cấp môi trường học tiếng Nhật bài bản, trường Nhật ngữ còn cung cấp các khóa học ôn luyện cho kỳ thi năng lực tiếng Nhật (JLPT); kỳ thi Đại học (EJU) dành cho DHS quốc tế.

(*) Đối với DHS quốc tế muốn học Cao đẳng – Đại học tại Nhật thì việc học trường Nhật ngữ gần như là bắt buộc.

Nếu bạn đang ấp ủ dự định đi du học thì hãy liên hệ ngay với Blue Mountain để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé!